Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích tham gia.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích tham gia.
Việc phát triển các dự án NLTT hiện nay đều do các cơ quan nhà nước đảm nhận, sử dụng vốn nhà nước, hoặc vốn được tài trợ. |
Nhu cầu năng lượng ngày một tăng
Qua gần 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngành năng lượng Việt nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2009, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010 - 2012 tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng GDP tăng gần 6%/năm, năm 2012, GDP đầu người đạt 1.540 USD, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.
Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 7,5%/năm. Năm 2012, sản xuất than sạch đạt 46 triệu tấn, dầu thô 16 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3; tổng công suất các nhà máy điện khoảng 28.000 MW, tổng sản lượng điện đạt 120,795 tỷ kWh (thuỷ điện 53 tỷ kWh, nhiệt điện khí 40,2 tỷ kWh, nhiệt điện than 21,2 tỷ kWh, nhiệt điện dầu 0,159 tỷ kWh và nhập khẩu 2,7 tỷ kWh), điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.400 kWh/người/ năm.
Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường.
Ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất, bền vững và hiệu quả cao hơn. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, nội dung phát triển xanh bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) được đặt ra như là một tiêu chí thời đại khi nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt
Có thể thấy, cả quá trình vài chục năm qua, đầu tư phát triển NLTT, ngoại trừ thủy điện nhỏ, các dự án đầu tư phát triển các nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, rác thải… chủ yếu nhờ các nguồn tài trợ không hoàn lại từ một số tổ chức quốc tế, một số nước như: Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản... hoặc vốn vay trong khi vốn Nhà nước rất hạn hẹp, khu vực tư nhân chưa mấy ai tham gia.
Chính vì vậy, các dự án NLTT chậm phát triển. Đến nay, chưa có thống kê đầy đủ, nhưng hàng trăm dự án NLTT nhỏ lẻ được triển khai ở những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, tuy có mang lại một số tác dụng về văn hóa xã hội, nhưng nhìn chung chậm và hiệu quả không cao!
Cần chính sách thu hút khối tư nhân
Trên cơ sở một số tư liệu thu thập từ các nguồn thông tin trong công tác khảo sát, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NLTT cho thấy, việc phát triển các dự án NLTT hiện nay đều do các cơ quan Nhà nước đảm nhận, sử dụng vốn Nhà nước, hoặc vốn được tài trợ, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương như: Viện Năng lượng, EVN, PVN chủ trì thực hiện song hiệu quả chưa được như mong muốn.
Ví như, đối với các dự án nhiên liệu sinh học, tới nay có 6 nhà máy sản xuất nhiên liệu ethanol, với tổng công suất khoảng 600 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 8.000 tỷ đồng. Trong đó 3 nhà máy thuộc chủ đầu tư là PVN và PVN liên doanh nước ngoài, 3 nhà máy có chủ đầu tư là Công ty TNHH Đồng Xanh, Đại Việt và Tùng Lâm, tuy không thể biết rõ tỷ lệ góp vốn, nhưng có thể thấy vốn đầu tư được huy động từ các tập đoàn kinh tế Nhà nước là chính.
Các cơ sở này hiện đang gặp nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm cao, thị trường chưa chấp nhận sử dụng xăng pha ethanol, không tiêu thụ được sản phẩm, một số công ty đang trong cảnh nợ nần, ngừng sản xuất, một số công ty đang xây dựng dang dở.
Sự ưu ái phát triển năng lượng tái tạo đang “đổ dồn” về phía các công ty Nhà nước, nhưng thực tế không phát triển theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng. Vì vậy, việc tổ chức xây dựng quy hoạch, chính sách, cơ chế hợp lý, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển và sử dụng NLTT, đặc biệt phát huy vai trò tư nhân, nội địa hóa công nghệ NLTT là một định hướng đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
Qua gần 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngành năng lượng Việt nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2009, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010 - 2012 tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng GDP tăng gần 6%/năm, năm 2012, GDP đầu người đạt 1.540 USD, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.
Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 7,5%/năm. Năm 2012, sản xuất than sạch đạt 46 triệu tấn, dầu thô 16 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3; tổng công suất các nhà máy điện khoảng 28.000 MW, tổng sản lượng điện đạt 120,795 tỷ kWh (thuỷ điện 53 tỷ kWh, nhiệt điện khí 40,2 tỷ kWh, nhiệt điện than 21,2 tỷ kWh, nhiệt điện dầu 0,159 tỷ kWh và nhập khẩu 2,7 tỷ kWh), điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.400 kWh/người/ năm.
Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường.
Ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất, bền vững và hiệu quả cao hơn. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, nội dung phát triển xanh bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) được đặt ra như là một tiêu chí thời đại khi nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt
Có thể thấy, cả quá trình vài chục năm qua, đầu tư phát triển NLTT, ngoại trừ thủy điện nhỏ, các dự án đầu tư phát triển các nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, rác thải… chủ yếu nhờ các nguồn tài trợ không hoàn lại từ một số tổ chức quốc tế, một số nước như: Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản... hoặc vốn vay trong khi vốn Nhà nước rất hạn hẹp, khu vực tư nhân chưa mấy ai tham gia.
Chính vì vậy, các dự án NLTT chậm phát triển. Đến nay, chưa có thống kê đầy đủ, nhưng hàng trăm dự án NLTT nhỏ lẻ được triển khai ở những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, tuy có mang lại một số tác dụng về văn hóa xã hội, nhưng nhìn chung chậm và hiệu quả không cao!
Cần chính sách thu hút khối tư nhân
Trên cơ sở một số tư liệu thu thập từ các nguồn thông tin trong công tác khảo sát, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NLTT cho thấy, việc phát triển các dự án NLTT hiện nay đều do các cơ quan Nhà nước đảm nhận, sử dụng vốn Nhà nước, hoặc vốn được tài trợ, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương như: Viện Năng lượng, EVN, PVN chủ trì thực hiện song hiệu quả chưa được như mong muốn.
Ví như, đối với các dự án nhiên liệu sinh học, tới nay có 6 nhà máy sản xuất nhiên liệu ethanol, với tổng công suất khoảng 600 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 8.000 tỷ đồng. Trong đó 3 nhà máy thuộc chủ đầu tư là PVN và PVN liên doanh nước ngoài, 3 nhà máy có chủ đầu tư là Công ty TNHH Đồng Xanh, Đại Việt và Tùng Lâm, tuy không thể biết rõ tỷ lệ góp vốn, nhưng có thể thấy vốn đầu tư được huy động từ các tập đoàn kinh tế Nhà nước là chính.
Các cơ sở này hiện đang gặp nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm cao, thị trường chưa chấp nhận sử dụng xăng pha ethanol, không tiêu thụ được sản phẩm, một số công ty đang trong cảnh nợ nần, ngừng sản xuất, một số công ty đang xây dựng dang dở.
Sự ưu ái phát triển năng lượng tái tạo đang “đổ dồn” về phía các công ty Nhà nước, nhưng thực tế không phát triển theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng. Vì vậy, việc tổ chức xây dựng quy hoạch, chính sách, cơ chế hợp lý, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển và sử dụng NLTT, đặc biệt phát huy vai trò tư nhân, nội địa hóa công nghệ NLTT là một định hướng đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
Theo Thư Vũ (Tainguyenmoitruong.com.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét