Tại văn bản số 434/TB-VPCP, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.
Hệ thống xử lý kim loại ô nhiễm. (Nguồn: Danh Lam/TTXVN) |
Thông báo nêu rõ, ngày 5/11, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của các cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận:
Thời gian qua, công tác quản lý chất thải rắn đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn đã được ban hành kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đã phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn bốn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch quản lý chất thải ba lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ-Đáy. 45/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn. Công tác quản lý thu gom, vận chuyển, đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn đang dần được hoàn thiện.
Để triển khai công tác quản lý chất thải rắn có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Nghị định hướng dẫn luật đã có hiệu lực, các bộ cần thực hiện tốt một số việc sau:
Trên cơ sở Dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng soạn thảo, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thống nhất với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, hợp nhất thành một nghị định, trên cơ sở bảo đảm ổn định, mô hình, cơ chế, chính sách quản lý chất thải rắn đang thực hiện.
Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường và chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải nguy hại. Bộ Xây dựng trực tiếp chủ trì các cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải. Bộ Y tế chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải y tế. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải phóng xạ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nghiên cứu các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu theo hướng giảm tối đa các thủ tục hành chính, bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường; cụ thể hóa các nội dung quy định nhằm bảo đảm quy định rõ, đủ đối tượng, nội dung, cơ quan quản lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện; rà soát, bổ sung các nguyên tắc cho việc sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về xuất nhập khẩu phế liệu phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; trình lại dự thảo Nghị định trước ngày 30/11.
Thời gian qua, công tác quản lý chất thải rắn đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn đã được ban hành kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đã phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn bốn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch quản lý chất thải ba lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ-Đáy. 45/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn. Công tác quản lý thu gom, vận chuyển, đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn đang dần được hoàn thiện.
Để triển khai công tác quản lý chất thải rắn có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Nghị định hướng dẫn luật đã có hiệu lực, các bộ cần thực hiện tốt một số việc sau:
Trên cơ sở Dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng soạn thảo, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thống nhất với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, hợp nhất thành một nghị định, trên cơ sở bảo đảm ổn định, mô hình, cơ chế, chính sách quản lý chất thải rắn đang thực hiện.
Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường và chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải nguy hại. Bộ Xây dựng trực tiếp chủ trì các cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải. Bộ Y tế chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải y tế. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải phóng xạ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nghiên cứu các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu theo hướng giảm tối đa các thủ tục hành chính, bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường; cụ thể hóa các nội dung quy định nhằm bảo đảm quy định rõ, đủ đối tượng, nội dung, cơ quan quản lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện; rà soát, bổ sung các nguyên tắc cho việc sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về xuất nhập khẩu phế liệu phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; trình lại dự thảo Nghị định trước ngày 30/11.
Theo TTXVN/Vietnam+
0 nhận xét:
Đăng nhận xét